RSS

Sit-com lên ngôi!

Bộ phim 9 tập Youtube “Mùa oải hương năm ấy” mới công chiếu đã tạo ra một cơn sốt trong nhóm đối tượng trẻ. Giờ đây, sit-com thật sự đã lên ngôi, một lần nữa khẳng đỉnh TVC sẽ chỉ còn dĩ vãng?

Quảng cáo TV có thoái vị?

Trung bình để sản xuất một TVC sạch sẽ, các thương hiệu dành một ngân sách từ 1,5 – 2 tỷ đồng. Một số thương hiệu có “số má” (như X-Men) sẽ phải “ói” ra hơn 4 tỉ.

Kế tiếp mua sóng, thường với ngân sách gấp 8 – 10 lần chi phí sản xuất TVC – thì mới hiệu quả (cho đầu tư SX TVC). Chi phí phát sóng trong những giờ vàng hiện nay đắt không tưởng (100 triệu/spot 30”) và rất “ngộp”. Nên dù có xuất hiện trong những giờ vàng nhưng không đủ “đô” thì cũng như không. Theo các chuyên gia hoạch địch truyền thông, ngân sách phát sóng trong 2 tháng cho TV hiện nay phải từ 20 tỉ thì mới gọi “thấm tháp”. Còn không, là phải 2 triệu đô la thì mới có cửa để cho khách hàng nhớ, nhất là những nhãn mới “ra ràng”.

Tốn núi tiền cho việc sản xuất, phát sóng, các thương hiệu còn ‘dở khóc, dở cười’ khi khán giả chán ngấy các mẫu quảng cáo.

Tốn núi tiền cho việc sản xuất, phát sóng, các thương hiệu còn ‘dở khóc, dở cười’ khi khán giả chán ngấy các mẫu quảng cáo. Cứ thấy quảng cáo là họ chuyển kênh, đến khi xem được chương trình yêu thích.

Vì thế, các chiến lược gia thông minh luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới trên TV mang tính “tự nguyện” hơn là “cưỡng bức”. Cụ thể lồng ghép thương hiệu (Product placement) vào những phim (sit-com) một cách nhẹ nhàng. Theo họ, khi khán giả thích thú xem phim thì cũng là lúc họ “thưởng thức” luôn các thông điệp thương hiệu/sản phẩm.

Và sitcom có lên ngôi?

Sitcom (situation comedy) là một dạng “phim kịch” (hay còn gọi là soap opera) thường được quay gói gọn trong một vài bối cảnh trong nhà nên nói chung có chi phí sản xuất thấp. Sitcom được thu tiếng trực tiếp nên không mất công lồng tiếng khi làm hậu kỳ.

Sitcom xuất hiện ở Mỹ vào thập niên 90 và đã trở thành một phần của văn hóa xứ cờ hoa. Một số series như Friends, Sex and the city, The Practice, The X-Files đã sống qua vài thập kỷ, hiện nay vẫn “sống tốt”.

Tại Việt Nam đang bùng phát phim truyền hình theo kiểu sitcom chiếu vào giờ vàng. Nhiều thương hiệu từ bột giặt, dầu gội, sữa tắm, nước tương, nước mắm ‘đánh hơi’ thấy mỏ vàng nên lần lượt xuất hiện trên màn ảnh nhỏ. Nhưng gần đây, khán giả bắt đầu bội thực.

Khán giả chán cũng có lý do, vì cách xuất hiện của các thương hiệu trong phim hơi ngược đời. Nghĩa là khi có kịch bản hoàn chỉnh, các nhà sản xuất phim đi chào mời thương hiệu tài trợ. Nếu đồng ý, đạo diễn sẽ tạo ra thêm tình huống để “chèn” hình ảnh thương hiệu, sử dụng SP vào phim, cùng với tần số xuất hiện cao và lời thoại rất gượng gạo. Cuối cùng, phim ‘nhạt như nước ốc’.

Không ít giám đốc thương hiệu “non tay” thuần túy xem các sitcom là phim tự giới thiệu (sản phẩm) có thời lượng dài. Nhân vật lúc nào cũng khát (để còn phải uống nước ngọt, trà xanh). Rảnh một chút là giặt đồ (bột giặt). Quởn quá không biết làm gì thì rửa chén (nước rửa chén) hoặc mỗi tập là nhân vật vào bếp nấu ăn (bếp gas, hạt nêm). Riết phát chán! Họ quên mất một điều, làm phim là để cho khán giả xem. Khi đó, ta mới có thể lồng ghép sản phẩm vào một cách tự nhiên.

Sitcom “thông minh” sẽ như thế nào?

Vừa qua, loạt phim truyền hình Mùa oải hương năm ấy 9 tập do ê-kíp NamCito thực hiện (cũng là Nhóm làm “Căn hộ 69”) đang được PR rầm rộ (còn át luôn cả phim Việt chiếu rạp gần đây). Tuy chưa công chiếu nhưng ít nhiều đã “bật mí” những thương hiệu đứng đằng sau. Đó là thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Purité by Prôvence (đến từ Pháp) và cà phê Việt “làm nước Mỹ tỉnh giấc” PhinDeli.

Đây là câu chuyện tình xoay quanh mối quan hệ công việc và tình cảm của những người trẻ trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Bộ phim xoáy vào một bi kịch lớn nhất trong tình yêu, đó là yêu một người không yêu mình.

Cụ thể đó là chuyện tình của một cô gái (đã đính hôn) An Nhiên sống và học tại vùng Provence (nước Pháp) về Đà Lạt sáng tác tranh và dạy họa. Còn chàng trai là cháu của ông chủ thị trấn PhinDeli Phạm Đình Nguyên tốt nghiệp ở Mỹ về. Bảo Anh sống độc lập, không dựa dẫm vào gia đình. Anh làm 2 công việc: dạy tiếng Anh, cùng trường với An Nhiên và điều hành một quán cà phê nhượng quyền PhinDeli.

Nhìn cách phim thể hiện, có thể đoán được cách làm của 2 thương hiệu này. Họ đã gởi thông tin thương hiệu/ sản phẩm ngay từ đầu cho bên làm phim xây dựng kịch bản để có thể “đo ni đóng giày” cho nhân vật hợp với tính cách thương hiệu, đồng thời “tranh thủ” giới thiệu đặc tính sản phẩm.

Và vì bối cảnh phim xảy ra ở shop Purité By Prôvence và quán cà phê PhinDeli nên người xem chắc sẽ cảm thấy “tự nhiên” hơn thay vì các nhân vật cứ phải hồng hộc chạy ra shop mua dầu gội sữa tắm hay ừng ực uống cà phê!

Một điểm cộng cho PhinDeli là trong phim còn có sự xuất hiện thị trưởng Phạm Đình Nguyên (dưới dạng “diễn viên” khách mời) vào vai Đình Nguyên (chủ thương hiệu PhinDeli) – chú của Bảo Anh (nhân vật chính). Sự xuất hiện của ông chủ “lắm chiêu” này không chỉ PR thêm cho phim mà còn giúp thương hiệu cà phê “làm nước Mỹ tỉnh giấc” tiếp cận thêm những đối tượng trẻ (đặc biệt là nữ).

Cũng cần nói thêm, chi phí cho một tập truyền hình 30 tập hiện nay dao động trung bình từ 120 – 150 triệu. Chỉ có 9 tập nên chi phí mỗi tập cho phim này có thể lên đến 200 triệu. Với 2 thương hiệu chia sẻ chi phí thì mỗi nhãn hàng chỉ có thể bỏ ra 800- 900 triệu mà không phải tốn thêm tiền phát sóng. Nên có thể nói đây có thể là cú đầu tư nội dung thương hiệu rất hiệu quả.

Phim chưa ra, chúng ta cứ hãy chờ. Một điều chắc chắn rằng, “Mùa hoa oải hương” là một phần trong chiến lược đẩy mạnh nội dung thương hiệu (branded content) mà thị trưởng Phạm Đình Nguyên tiết lộ khi được hỏi: “Hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đầu tư vào nội dung thương hiệu để cho khách hàng thưởng thức, chia sẻ”.

 

Doanh nhân mua thị trấn Mỹ tham gia đóng phim ‘bom tấn’

Nổi danh với việc mua lại thị trấn của Mỹ cách đây 1 năm, doanh nhân Phạm Đình Nguyên được dự báo còn “gây bão” khi nhận lời tham gia vai diễn trong bộ phim “Mùa oải hương năm ấy”.

Doanh nhân Phạm Đình Nguyên tham gia diễn xuất trong phim “Mùa oải hương năm ấy“

Ê-kíp NamCito là tác giả của bộ phim gây tranh cãi “Căn hộ số 69” cách đây chưa lâu. Tuy nhiên, lần trở lại này, tác phẩm điện ảnh “Mùa oải hương năm ấy” lại mang một phong cách hoàn toàn khác biệt theo xu hướng của điện ảnh Hàn Quốc.

Drama”Mùa oải hương năm ấy” là một bộ phim tâm lý tình cảm lãng mạn đầu tiên của Việt Nam được thực hiện đúng chuẩn Drama Hàn Quốc, được quay bằng hệ thống máy quay chuyên dụng trong sản xuất phim nhựa 4K. Dĩ nhiên, bộ đôi Bảo Nhân (đạo diễn) và Namcito (giám đốc sáng tạo) có lẽ sẽ tiếp tục “gây bão”.

Lấy bối cảnh tại thành phố Đà Lạt mộng mơ, phim là câu chuyện xoay quanh 7 người bạn trẻ trên con đường tìm kiếm trong tình yêu và công việc. Cuộc sống đưa họ đến với nhau, ràng buộc họ trong những rối rắm tình ái cùng một bi kịch chung đau đớn, yêu một người không yêu mình.

Trong câu chuyện tình đó, cô gái An Nhiên (đã đính hôn) sống và học tại vùng Provence (nước Pháp) về Đà Lạt sáng tác tranh và dạy hội họa tại một trường phổ thông. Còn chàng trai Bảo Anh là cháu của ông chủ thị trấn PhinDeli Phạm Đình Nguyên tốt nghiệp đại học ở Mỹ vừa về nước.

Bối cảnh quán cà phê PhinDeli trong phim “Mùa oải hương năm ấy”

Bảo Anh có cá tính, sống độc lập, không dựa dẫm vào gia đình. Anh vừa dạy tiếng Anh, cùng trường với An Nhiên vừa làm chủ một quán cà phê nhượng quyền PhinDeli.

Ba gương mặt ruột của ê-kíp là Ngọc Thảo, Sĩ Thanh, Kỳ Nam lại chỉ tham gia vào các vai thứ chính. Đảm nhiệm 2 vai chính quan trọng là 2 diễn viên mới tinh: Bella Mai và Bảo Trung.

Đáng chú ý, phim có sự tham gia của thị trưởng Phạm Đình Nguyên trong vai Đình Nguyên (chủ thương hiệu cà phê Việt “làm nước Mỹ tỉnh giấc” PhinDeli), chú của Bảo Anh.

Theo tiết lộ của NamCito, vai thị trưởng PhinDeli không phải cast vì không ai có thể đóng thật bằng chính nhân vật ngoài đời.

“Chỉ xuất hiện trong 3 tập với một số phân đoạn nhưng thị trưởng cũng bị chúng tôi “vật” 2 ngày ở Đà Lạt. Ông chủ thị trấn làm việc rất nghiêm túc, đóng rất thật và rất đạt. Và cũng cùng ăn cơm bụi với đoàn trong những ngày quay. Chắc chắn, chúng tôi sẽ mời ông Nguyên đến dự buổi họp báo/công chiếu sắp tới!”, giám đốc sáng tạo NamCito cho biết.

Khi được hỏi, liệu ông chủ thị trấn Mỹ có đang lấn sân sang điện ảnh, ông Nguyên cho biết: “Hoàn toàn không. Khi ê-kíp NamCito/Bảo Nhân gặp và đề nghị tôi vào một vai, tôi cũng rất bất ngờ vì tôi không có khiếu diễn xuất. Nhưng khi biết đây là vai thật giống như ngoài đời thì tôi nhận lời!

Đóng xong tôi mới thấy, làm phim thật là cực. Họ chỉ ngủ có mấy tiếng một ngày. Đòi hỏi phải say mê, yêu nghề. Và tôi cũng tìm thấy tinh thần không gì không thể ở bộ đôi này”.

 

Thị trưởng Mỹ đóng phim với hot girl phim “Căn hộ số 69”

Thị trưởng Mỹ đóng phim với hot girl phim “Căn hộ số 69”

Sau khi “náo loạn” chợ Bến Thành với cú chào hàng theo phong cách Mỹ; thị trưởng Phạm Đình Nguyên còn làm cho cộng đồng mạng xôn xao khi được mời tham gia bộ phim bom tấn “Mùa oải hương năm ấy”.

Sau khi chịu mức phạt 10 triệu đồng cho những sai phạm của bộ phim Căn hộ số 69, ê-kíp Nam Cito trở lại với dự án phim truyền hình mới. Lần này họ chọn giải pháp an toàn với thể loại chính kịch (drama film) qua bộ phim tình cảm nhẹ nhàng mang tên Mùa oải hương năm ấy.

Câu chuyện xoay quay cuộc sống của những người trẻ trên con đường tìm kiếm hạnh phúc trong tình yêu và công việc. Bộ phim xoáy vào một bi kịch lớn nhất trong tình yêu, đó là yêu một người không yêu mình.

Trong phim, khán giả sẽ gặp lại dàn diễn viên Căn hộ số 69 với vai trò diễn viên phụ chính. Đảm nhiệm 2 vai chính quan trọng là 2 diễn viên mới tinh: Bella Mai và Bảo Trung.

Ngoài ra có thêm một “diễn viên” khách mời – thị trưởng Phạm Đình Nguyên. Nhân vật mà ông chủ thị trấn Mỹ đóng là Đình Nguyên, chủ của thương hiệu PhinDeli – chú của Bảo Nam (nhân vật chính).

Thú thật bay không lên không gian chắc có lẽ dễ hơn và đỡ cực hơn là đóng phim. Nhưng vì đây là nhân vật thật nên cũng không cảm thấy lúng túng!”, Thị trưởng cho biết.

Đạo diễn Bảo Nhân cho biết: “Tất cả các nhân vật trong phim đều phải cast. Riêng đối với nhân vật Đình Nguyên thì không. Tôi nghĩ, chẳng ai có thể đóng thật hơn chính nhân vật thật ngoài đời”.

Giám đốc sản xuất Nam Cito cho hay, bộ phim được làm theo phong cách Hàn Quốc với bối cảnh đẹp, câu chuyện lãng mạn và dàn diễn viên có ngoại hình bắt mắt. Phim cũng được đầu tư hệ thống máy móc chuyên dụng vốn dành để sản xuất phim nhựa.

“Phần hình ảnh của phim sẽ rất lung linh và đạt chuẩn 4K để có thể đem chiếu rạp”, Nam Cito khẳng định. “Phim hoàn toàn không có những cảnh hoặc thoại mang tính nhạy cảm. Đây là câu chuyện tạo niềm cảm hứng, cũng như khuyến khích các bạn trẻ mạnh dạn thoát ra khỏi chiếc “chăn êm” gia đình, đeo đuổi những điều mình thích.”

Nhóm NamCito muốn tạo thêm một nét mới cho bộ phim bằng cách mời ngay chính “người thật việc thật”. Ý tưởng mời thị trưởng thị trấn cà phê Việt vào phim chỉ đến một cách rất tình cờ khi cả hai đang ngồi uống cà phê. Và lời đề nghị của nhóm đã được nhận lời mà không cần xem trước kịch bản.

Tôi khá bất ngờ khi nghe NamCito nói say sưa về nhân vật Đình Nguyên mà cậu ấy muốn đưa vào phim. Điều thú vị nằm ở chỗ, đó là một nhân vật… “giống” tôi đến mức khi nghe Nam mô tả, tôi hiểu ngay rằng mình sẽ chẳng gặp phải khó khăn nào để thể hiện nhân vật đó cả.

Từ ngoại hình đến độ tuổi, công việc, cách suy nghĩ, cách sống… nhân vật Đình Nguyên đều được xây dựng giống hệt như tôi ở ngoài đời”, Phạm Đình Nguyên cho hay.

Đề cập đến trải nghiệm đóng phim, ông chủ thị trấn Mỹ cho biết thêm: “Thực tế, tôi chẳng phải diễn mà đơn thuần là hòa mình vào câu chuyện thú vị của một nhóm các bạn trẻ, trong vai trò một người chú khá uy nghiêm nhưng cũng rất tâm lý, để chia sẻ nhiều trải nghiệm, vốn sống với đứa cháu của mình”

Ông Phạm Đình Nguyên, một doanh nhân Việt từng khiến người Mỹ và cả thế giới ngỡ ngàng khi mua lại thị trấn Buford ở Mỹ vào năm 2012 với cái giá 900.000 USD (khoảng 20 tỉ đồng), trở thành thị trưởng của thị trấn này. Sau đó ông còn xúc tiến thành lập Công ty cà phê PhinDeli, đồng thời đổi tên cả thị trấn thành PhinDeli với tham vọng quảng bá, kinh doanh loại cà phê pha phin đặc trưng của Việt Nam đến tận tay người tiêu dùng Mỹ.

Ngoài ra, một nhân vật “căn hộ 69” đình đám cần phải kể đến – đó là Sỹ Thanh (vai Minh Hy). Cô là cô gái thực dụng, lẳng lơ. Cô mong kiếm được “thiếu gia” để có thể “ăn sung mặc sướng” thay vì phải bán hàng (tại shop Purité By Prôvence). Để tiếp cận “thiếu gia” Bảo Trung (cháu của thị trưởng Phạm Đình Nguyên), Sỹ Thanh tìm cách đến quán cà phê PhinDeli để học tiếng Anh. Trớ trêu là Bella Mai (An Nhiên) cũng phải lòng với Bảo Trung nên làm cho mối tình tay 4 trở nên “rối như canh hẹ”

 

 

 
 

Chào bán sản phẩm theo kiểu thị trưởng Mỹ

Chào bán sản phẩm theo kiểu thị trưởng Mỹ

Thị trưởng thị trấn PhinDeli Phạm Đình Nguyên cùng với đội biệt kích bất ngờ xuất hiện tại chợ Bến Thành, giới thiệu cà phê hòa tan mới cho tiểu thương tại chợ.

Ông Nguyên chính là người Việt đã mua thị trấn Mỹ, và cách chào sân của ông cũng đặc biệt như chính tính cách của doanh nhân này.

Bước xuống từ chiếc xe Hummer – biểu tượng phong cách hầm hố Mỹ – ông Phạm Đình Nguyên với chiếc nón cao bồi đã nhanh chóng được nhiều tiểu thương ở đây nhận ra, từ câu chuyện Người Việt mua thị trấn Mỹ. Ông đã có cú đầu tư ngoạn mục là mua thị trấn Mỹ Buford với 900.000 đôla.

Ông Nguyên cho biết: “Chợ Bến Thành là biểu tượng của kênh bán hàng truyền thống. Vì thế chúng tôi muốn chào sân ở đây trước. Cùng đi với tôi là đội biệt kích commando của tập đoàn DKSH – đối tác chiến lược phân phối giúp PhinDeli phát triển thị trường”.

Chào bán sản phẩm theo kiểu thị trưởng Mỹ

Những tiếng xì xào “Phải ông người Việt mua thị trấn Mỹ không?”liên tục vang lên theo chân đoàn tiếp thị PhinDeli. Tại sạp 1189, chị chủ sạp Liên Sài Gòn cười giòn giã ngay khi thị trưởng Phạm Đình Nguyên quyết định dừng lại tại sạp của chị, để mời ly cà phê hòa tan và tặng sản phẩm mới. Rất trân trọng hộp quà tuyệt đẹp ông Nguyên gửi tặng, chị nhận xét: “Cà phê hòa tan mà có vị đậm đà như cà phê pha phin kiểu vầy là đúng gu uống của người Việt mình lắm. Chúc PhinDeli thành công”.

Chào bán sản phẩm theo kiểu thị trưởng Mỹ

Ở sạp 765 – Thanh Mai, anh chủ sạp không khỏi bất ngờ với chuyến viếng thăm của vị thị trưởng Mỹ. Sau vài phút lúng túng, dường như sự cởi mở của ông thị trưởng đã khiến anh thoải mái hơn, và cười tươi rói để đón nhận phần quà gửi tặng. Anh tiết lộ: “Cả đời bán hàng của tui ở chợ Bến Thành, chưa thấy ông sếp của nhãn hàng nào tự mình đến đây, mời dùng thử sản phẩm, tặng quà với phong cách vui nhộn như thế này. Ông thị trưởng này chịu chơi thiệt đó”.

“Nhiều người bảo vội thì không thể ngon. Nhưng với cà phê hòa tan PhinDeli, tôi muốn chứng minh: bạn vẫn có thể thưởng thức cà phê ngon kể cả khi bạn vội. Không gì không thể”, ông Nguyên dí dỏm cho biết.

Chào bán sản phẩm theo kiểu thị trưởng Mỹ

PhinDeli tung ra 2 sản phẩm cà phê hòa tan: 2in1 (cà phê đen) và 3in1 (cà phê sữa). Chứa 100% cà phê Việt, đây là cà phê hòa tan duy nhất sử dụng công nghệ trích ly từ cà phê phin cho bạn một hương vị cà phê đích thực, dù uống nóng hay uống đá.

 

Chi phối Phin Deli, lãnh đạo Kinh Đô sẽ là thị trưởng tại Mỹ?

Năm 2012: Tại thị trấn Buford đã diễn ra một buổi đấu giá có một không hai khi thứ được đưa ra đấu giá là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ mà người ta vẫn gọi là nơi “khỉ ho cò gáy” này.

Người thắng buổi đấu giá là Phạm Đình Nguyên với mức giá đưa ra là 900.000 USD. Sau khi sở hữu Buford, Phạm Đình Nguyên nghiễm nhiên trở thành thị trưởng của thị trấn có 1 công dân.

Năm 2013: Buford được đổi tên thành Phin Deli nhằm quảng cáo thương hiệu của chủ nhân, với ý nghĩa ly cafe ngon, một từ ghép giữa Phin là công cụ pha độc đáo của cà phê Việt và Deli là viết tắt của Delicious, có nghĩa là ngon.

30/6/2014: Tại Đại hội cổ đông của CTCP Kinh Đô (Mã: KDC), mặc dù luôn tránh trả lời trực diện về tỷ lệ sở hữu Phin Deli, nhưng lãnh đạo công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam cho biết Kinh Đô đang giữ quyền chi phối công ty này.

Điều này cũng có nghĩa, Kinh Đô không chỉ sỡ hữu thương hiệu café Phin Deli mà còn sở hữu gián tiếp thị trấn Phin Deli của Mỹ.

Quay trở lại việc đổi tên thị trấn Mỹ thành cái tên đầy kiêu hãnh của một thương hiệu café, Phin Deli công bố trên trang chính thức của mình như sau: “Chúng tôi là thương hiệu Phin Deli với sứ mệnh là đem đến cho khách hàng những tách cà phê Việt đúng nghĩa – vừa có hương vị độc đáo và vừa an toàn tuyệt đối.

Hôm nay, chúng tôi chính thức giới thiệu “Tuyên ngôn cà phê Việt” ngay trên thị trấn Mỹ Buford – do chính người Việt sở hữu. Và hôm nay, chúng tôi cũng chính thức đổi tên thị trấn Buford với 147 năm lịch sử thành Thị trấn Phin Deli”.

Về việc thâm nhập lĩnh vực cafe, Kinh Đô cho biết, ước tính quy mô thị trường cafe trong nước, chỉ riêng cà phê hòa tan đã đạt hơn 4,750 tỷ đồng/năm với tốc độ tăng trưởng 15 – 20%/năm. Thâu tóm Phin Deli, Kinh đô sẽ đưa mặt hàng cafe Việt ra thế giới.

Ngoài cafe, Kinh Đô còn tham gia 2 ngành mới là dầu ăn và mỳ ăn liền.

Với ngành dầu ăn, Kinh Đô hiện là cổ đông chiến lược của Công ty Dầu ăn Vocarimex. Và, cũng vẫn với chiến lược bí mật như với Phin Deli, tỷ lệ sở hữu và giá mua cổ phần của Vocarimex không được tiết lộ.

Với lĩnh vực mỳ ăn liền, Kinh Đô hợp tác toàn diện với Công ty TNHH Sài Gòn Vewong – đối tác có thâm niên và chuyên môn, công nghệ về mì gói với thương hiệu A-one.

Sau khi tham gia các mặt hàng mới, Kinh Đô sẽ thực hiện tái cấu trúc thành 6 mảng kinh doanh chính, chuyển lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo sang Kinh Đô Bình Dương – BKD (trong đó có Công ty TNHH MTV Kinh Đô Miền Bắc – NKD), kem – sữa chua (Kido), mỳ gói (Saigon Vewong), dầu ăn (Vocarimex), cà phê (Phin Deli) và Kinh Đô Bakery.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2014, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần 5.150 tỷ và lợi nhuận trước thuế 660 tỷ đồng, tăng lần lượt 13% và 7% so với năm trước. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 20% bằng tiền mặt.

Trong khi đó, doanh thu thuần và lãi trước thuế năm 2013 của KDC đạt lần lượt 4.561 tỷ và 619 tỷ đồng, tăng 6% và 26% so với năm 2012.

 

Nhãn: , , ,

Người mua thị trấn Mỹ với chuyện PhinDeli và Kinh Đô

PhinDeli hợp tác với Kinh Đô là bởi Kinh Đô làm bánh, PhinDeli làm cà phê, hai sản phẩm này có cùng kênh phân phối.
Cách đây gần 2 năm (2012), doanh nhân Phạm Đình Nguyên nổi đình đám với chuyện mua lại Buford, một thị trấn ở Mỹ. Một năm sau khi mua, ông Nguyên đổi tên thị trấn thành PhinDeli, đồng thời ra mắt thương hiệu cà phê rang xay PhinDeli tung vào hai thị trường Việt Nam và Mỹ. Giữa tháng 6.2014, nghĩa là khoảng một năm sau ngày ra mắt PhinDeli, ông Nguyên đã công bố quyết định bán phần không nhỏ công ty cà phê này cho Tập đoàn Kinh Đô với tỷ lệ cao. Hàng loạt câu hỏi đặt ra là vì sao chỉ vừa một năm ra đời, PhinDeli lại “lọt” vào mắt xanh của ông lớn Kinh Đô với giá bán khả quan? Bán PhinDeli, ông Nguyên sẽ làm gì? Và liệu bán công ty cà phê có đồng nghĩa với việc bán luôn thị trấn?

Tôi được biết ông từng bỏ ra 20 tỉ đồng để mua thị trấn Buford của Mỹ và cà phê PhinDeli của ông chỉ vừa mới một tuổi. Nhiều lời đồn đoán cho rằng, ông bán hết công ty PhinDeli cho Kinh Đô, rồi sẽ bán luôn thị trấn này?

Tôi đâu có ý định bán thị trấn của mình. Còn việc Kinh Đô sở hữu PhinDeli thì là có, tỷ lệ sở hữu là hơn 50%. Tôi không thể công bố chính xác, nhưng chẳng có gì là chi phối cả. Chúng tôi có những hợp đồng ngay từ đầu về sự hợp tác của hai bên. Kinh Đô có kênh phân phối tốt, PhinDeli thì có sản phẩm tốt và tiềm năng.

Vì PhinDeli còn quá mới, liệu khi bán cho Kinh Đô, có được cái giá 20 tỉ như số tiền mà ông đã mua thị trấn Buford? Sau này, nếu Kinh Đô trả một khoản tiền lớn để yêu cầu sở hữu toàn bộ PhinDeli thì ông tính sao?

Sao chỉ có 20 tỉ đồng, hơn gấp nhiều lần chứ. Dĩ nhiên, tôi không được phép tiết lộ cụ thể. Và tôi sẽ không bán tất cả PhinDeli nếu được đề nghị. Nếu bán hết thì bây giờ tôi đã bán rồi. PhinDeli là tình yêu của tôi mà. Anh Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên của Kinh Đô cũng hiểu điều đó. Chúng tôi đang là những đối tác trong hợp tác chiến lược.

Vậy khi hợp tác, ông có nghĩ về những trường hợp không thành công của Kinh Đô trước đây với Tribeco và Nutifood không? Kinh Đô sẽ giúp PhinDeli làm những gì?

Tôi không quan tâm đến những chuyện không phải là của mình. Nhưng như tôi cũng đã nói, chúng tôi đã ngồi lại với nhau để nói về chặng đường hợp tác một cách cụ thể, ngay cả với cách hành xử trong những việc có thể xảy đến, chứ không mơ hồ. Dĩ nhiên, sau này nếu có trục trặc nhỏ thì cũng là chuyện bình thường. Có nhiều doanh nhân thành lập công ty rồi bán kiếm tiền, còn tôi thành lập công ty để phát triển cùng với mình. Nhưng nếu tôi xây dựng kênh phân phối thì quả là rất lâu, trong khi Kinh Đô rất mạnh, có thể giúp chúng tôi tiếp tục phát triển nhanh chóng. Sau khi Kinh Đô hợp tác, PhinDeli sẽ lấn sang mảng cà phê hòa tan đang có thị trường lớn nhưng cạnh tranh cũng khá khốc liệt.

Tôi được biết, ông có mối quan hệ thân hữu với ông Phan Quốc Công của ICP, và ngay cả với hai anh em Trần Kim Thành, Trần Lệ Nguyên của Kinh Đô. Nhiều lời đồn đoán cho rằng, cuộc chơi mua thị trấn Buford và bán PhinDeli cho Kinh Đô là có những mối dây liên kết?

Nhân đây tôi muốn nói luôn là anh Công, anh Thành, anh Nguyên là những bậc đàn anh cho tôi nhiều lời khuyên, chứ chuyện mua thị trấn của chuyện của riêng tôi. Còn về việc vì sao PhinDeli hợp tác với Kinh Đô, tôi đã tìm kiếm rất nhiều nhà phân phối rồi, cả trong nước và quốc tế. Nhưng Kinh Đô là hợp nhất. Vì Kinh Đô làm bánh, PhinDeli làm cà phê. Hai sản phẩm này có cùng kênh phân phối.

Thị trường cà phê hòa tan là một đại dương đỏ cạnh tranh thảm khốc. Ông nghĩ PhinDeli sẽ phát triển như thế nào dưới sự hậu thuẫn của Kinh Đô?

Tôi được biết thị trường cà phê hòa tan Việt Nam vào khoảng 5.000 tỉ đồng, thị trường cà phê rang xay cao hơn một chút, với các ông lớn Vinacafe, Trung Nguyên và Nescafe chiếm giữ. Dĩ nhiên, cà phê rang xay mang lại mức sinh lời cao hơn. Nhưng chúng tôi vẫn mở rộng cà phê hòa tan, một sản phẩm rất ưa chuộng của thế giới. Mục tiêu là vừa chiếm lấy thị phần, vừa mở rộng sang những ngách thị trường khác, cũng như xuất khẩu. Kinh Đô khá mạnh khi xuất khẩu vào 5 thị trường Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, còn PhinDeli thì đã bước đầu “cắm sào” trên đất Mỹ. Tôi tin vào những gì độc đáo của mình trong cuộc chinh phục này.

Ông có nghĩ mình tự tin quá chăng khi trên thị trường, có nhiều nhà làm cà phê quốc gia rất lâu đời về uy tín và đã có những công thức sản phẩm đặc biệt để gìn giữ thị trường?

Tôi biết rào cản thị trường này là cao. Nhưng tại Việt Nam, nếu sản phẩm tiêu dùng của bạn kém, bạn sẽ rất khó vào siêu thị. Tôi chỉ nói vậy để bạn vào các siêu thị ở Việt Nam và quan sát sự hiện diện của cà phê rang xay PhinDeli. Tôi có 2 đồng sự rất giỏi và có gu đặc biệt về cà phê, một trong số đó đã từng lên kế hoạch lớn cho việc thâm nhập của thương hiệu nổi tiếng Maxwell House vào châu Á. Còn cà phê hòa tan, chúng tôi chưa thể bật mí kế hoạch của mình.

Tôi thấy các ông lớn như Trung Nguyên, Vinacafe đã làm khá tốt cà phê rang xay. Họ đã và đang lên dự án xây dựng hàng loạt chuỗi quán cà phê để bán cà phê rang xay, xem như là chiến lược chính. Ông có đi theo con đường của họ?

Dĩ nhiên, chiến lược này hay mà! Chúng tôi đang lên ý tưởng cho chuỗi quán của mình tại Việt Nam và toàn cầu luôn. Nhưng tôi vẫn đang chọn lựa ý tưởng độc đáo nhất. Cái này thực sự rất khó, vì nếu giới thiệu ra thị trường mà không được đón nhận thì việc sửa lại sẽ phức tạp lắm. Nhưng theo ý kiến của tôi, kinh doanh quán là không lời. Phần lợi nhuận chủ yếu đến từ việc bán cà phê rang xay.

Có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng, ông dùng thị trấn Buford như một địa điểm giao thương xuất hàng Việt vào thị trường Mỹ. Điều đó có đồng nghĩa với việc, ông sẽ kiêm thêm chuyện hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng vào Mỹ?

Cái đó là chuyện nên làm nhưng phải lâu dài. Bây giờ tôi lo cho PhinDeli của mình trước đã. Bạn biết đó, hàng Việt qua Mỹ đâu dễ. Thương hiệu Kềm Nghĩa phải mất gần một thập kỷ mới tạo được chỗ đứng tại thị trường Mỹ. Hàng hóa Việt vào trong các siêu thị ở Mỹ thì càng khó hơn rất nhiều lần, vì hàng hóa nào trên thế giới mà chẳng muốn vào Mỹ. Tôi nghĩ mình mua cái thị trấn Buford đó cũng có cái lợi. Có lần, tôi gặp một doanh nhân Việt sở hữu chuỗi bán lẻ rất lớn tại Mỹ, ông ấy nói với tôi là nếu tôi không sở hữu thị trấn tại Mỹ thì ông ấy sẽ không tiếp tôi!

Ông nghĩ cà phê PhinDeli sẽ bán tốt vào Mỹ?

Tôi tin là thế. Tôi quan sát nhiều khách hàng Mỹ đi ngang qua thị trấn của tôi và ghé vào uống cà phê. 80% trong số họ thích vị đậm đà của cà phê Việt Nam, ngay cả với những vị khách đến từ Columbia, một quốc gia mạnh về cà phê. Tôi nghĩ Việt Nam thực sự mạnh về sản phẩm này, trong khi người Mỹ thì uống cà phê rất, rất nhiều. Cà phê ở Mỹ thì ít đậm đà hơn. Tuy nhiên, đến lúc này, việc xuất khẩu PhinDeli từ Việt Nam qua Mỹ cũng còn ít. Chúng tôi chỉ mới xuất 3 chuyến hàng, mỗi chuyến khoảng 1 tấn cà phê để thăm dò. Dĩ nhiên, trong tương lai thì là chuyện khác.

Ông có ý định sẽ dưỡng già tại thị trấn này hoặc cùng gia đình sống tại đó?

Chắc là không. Ở đây buồn lắm, người già và trẻ con thì nhiều. Tôi không thích sống. Mà gia đình tôi thì phải ở cùng tôi. Thị trấn này chỉ để kinh doanh. Hồi trước, sau khi mua lại thị trấn này, tôi có tìm người Việt quản lý hộ, nhưng không bền, vì mọi thứ thật sự khắc nghiệt. Cả thị trấn chỉ có cái nhà, cây xăng, tiệm bán lẻ tiện ích. Ở Mỹ, cứ khoảng 60-100 dặm là phải có cây xăng, còn nhà láng giềng gần nhất của chúng tôi cũng cách xa 15km, đêm đến thì gió lộng thổi, buồn lắm. Vì thế, tôi phải nhờ người chủ cũ ở lại phụ giúp tôi trông coi thị trấn và buôn bán. Chỉ có ông ấy mới hiểu và sống được tốt ở đây. Và điều làm tôi thích nhất là ông ấy tận tụy, chân thành, biết cách tạo nên những điều lợi ích nhất và khá tử tế. Nhưng nhìn chung, láng giềng xung quanh cũng đều như vậy cả.

Xin cảm ơn ông

 

Nhãn: , ,

Vì sao Thị trưởng Phạm Đình Nguyên bán PhinDeli cho Kinh Đô?

Ông Phạm Đình Nguyên, một doanh nhân Việt từng khiến người Mỹ và cả thế giới ngỡ ngàng khi mua lại thị trấn Buford ở Mỹ vào năm 2012 với cái giá 900.000 USD (khoảng 20 tỉ đồng), trở thành thị trưởng của thị trấn này. Sau đó ông còn xúc tiến thành lập Công ty cà phê PhinDeli, đồng thời đổi tên cả thị trấn thành PhinDeli với tham vọng quảng bá, kinh doanh loại cà phê pha phin đặc trưng của Việt Nam đến tận tay người tiêu dùng Mỹ.

Tuy nhiên, tại đại hội cổ động vừa diễn ra của Công ty CP Kinh Đô (KDC), lãnh đạo công ty này thông báo việc mua cổ phần của Công ty CP PhinDeli khiến nhiều người phải ngỡ ngàng. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Đình Nguyên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP PhinDeli về thương vụ này.

Phóng viên: Vì sao ông quyết định bán cổ phần của PhinDeli, “đứa con” mà ông đã tạo dựng với nhiều tâm huyết?

Ông Phạm Đình Nguyên: Nhiều người cũng đã hỏi tôi câu hỏi này. Tôi nghĩ ai làm kinh doanh cũng đều mang nặng đẻ đau “đứa con” của mình. Ai cũng muốn nó lên hình nên vóc. Thật ra, mình nuôi hay có thêm người nuôi nữa mà để cho con lớn nhanh hơn nữa, thì tại sao ta phải buồn?! Chỉ chưa đầy một năm mà chúng tôi đã tạo dựng thương hiệu PhinDeli được nhiều người biết đến, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở Mỹ. Đây là điều mà không phải ai cũng có thể làm được.

Hiện nay, PhinDeli chỉ có cà phê rang xay, vốn là sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc sống công nghiệp không phải ai cũng có đủ thời gian để thưởng thức cà phê phin đúng nghĩa. Ly cà phê hòa tan là điều mà nhiều người mong muốn. Nếu chỉ bán cà phê rang xay thì chúng tôi chưa cần hệ thống rộng. Nhưng nếu phải tung cà phê hòa tan thì chúng tôi nhất thiết cần phải có.

Nếu phải tự mình xây dựng một hệ thống phân phối chỉ đế bán PhinDeli thì sẽ rất mất nhiều thời gian, tiền bạc cũng như công sức. Trong cùng một lúc chúng tôi không thể vừa nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vừa đưa ra những ý tưởng tiếp thị táo bạo và vừa phải lao tâm tổn trí cho việc phân phối sản phẩm. Vì thế, chúng tôi quyết định hợp tác với một công ty đã có sẵn hệ thống phân phối rộng khắp. Kinh Đô là đối tác mà chúng tôi lựa chọn để hợp tác với hy vọng cả hai cùng vươn ra biển lớn.

Ông Phạm Đình Nguyên (trái) vẫn là thị trưởng của Thị trấn PhiDeli ở Mỹ sau khi bán cổ phần cho Công ty Kinh Đô. Ảnh: Nhân vật cung cấp

– Như vậy cà phê PhinDeli sẽ có sản phẩm hòa tan? Tại sao phải là Kinh Đô mà không là công ty khác để ông bán cổ phần?

– Đúng vậy! Cà phê hòa tan là ngành hàng chiến lược mà PhinDeli xác định sẽ tham gia. Dự kiến trong vòng một vài tháng tới, chúng tôi sẽ ra mắt nhóm sản phẩm này. Và như tôi đã nói, PhinDeli cần một công ty có một hệ thống phân phối rộng. Kinh Đô là chọn lựa đầu tiên vì Kinh Đô là tập đoàn số 1 tại Việt Nam về bánh kẹo và nằm trong 5 công ty có hệ thống phân phối rộng nhất nước. Bánh kẹo, cà phê là 2 mặt hàng luôn đi chung với nhau. Vì thế, nếu như một hệ thống mà phân phối 2 nhóm hàng này thì sẽ rất là hiệu quả.

Hơn nữa, anh Trần Lệ Nguyên (Phó Chủ tịch HĐQT Kinh Đô) cũng như anh Trần Kim Thành (Chủ tịch HĐQT Kinh Đô) ngoài đời là những bậc đàn anh uy tín. Tôi thường tham khảo ý kiến họ trước khi ra quyết định lớn. Khi tôi định tham gia vào cuộc đấu giá mua thị trấn Buford của Mỹ, anh Trần Lệ Nguyên là một trong những người tôi đã tham vấn. Khi đó, anh Nguyên rất tán thành với kế hoạch của tôi. Vì thế tôi nghĩ những người chia sẻ với mình những chí hướng lớn sẽ là người cùng cùng đi xa để đến đích.

– Theo ông, mục đích tham gia đầu tư vào PhinDeli của Kinh Đô là gì?

– Anh Trần Lệ Nguyên có chia sẻ với tôi về 3 ngành hàng chiến lược mà Kinh Đô muốn tham gia. Đó là dầu ăn, mì gói và cà phê. Cả ba ngành này đều có một quy mô thị trường lớn. Hiện nay, hệ thống phân phối của Kinh Đô không chỉ phủ rộng trên vi toàn quốc mà còn được quản lý bằng hệ thống tiên tiến. Vì thế, thêm được thương hiệu sản phẩm vào trong hệ thống sẽ cắt giảm thêm chi phí phân phối cho từng ngành hàng.

Khi tôi đề cập đến việc hợp tác, anh Nguyên đã gật đầu liền. Hơn ai hết anh ấy biết rõ ý định mua thị trấn của tôi và đánh giá cao cách xây dựng thương hiệu cũng như ý tưởng táo bạo của PhinDeli. Vì thế, chúng tôi tin mọi việc diễn ra rất suôn sẻ.

– Ông cũng có một công ty riêng chuyên về phân phối là Công ty IDS, tại sao không để IDS lo về phân phối cho PhinDeli?

– Đúng là Công ty IDS của tôi cũng là công ty chuyên về phân phối. Tuy nhiên, những mặt hàng mà IDS đang phân phối hiện nay không cùng trong nhóm cà phê, bánh kẹo. Do vậy, chi phí phân phối PhinDeli của IDS chắc chắn sẽ cao. Ngoài ra, một doanh nghiệp mới ra đời vài năm như IDS không thể so với một công ty thành công lâu đời như Kinh Đô.

Đối với PhinDeli, chúng tôi cần một hệ thống phân phối hiệu quả ngay tức thời để bảo đảm cho thương hiệu thành công. Trong khi Kinh Đô lại có một quan hệ đối tác nhập khẩu, bán lẻ rất mạnh tại những thị trường mà PhinDeli đang nhắm tới như Mỹ, Nhật, Đài Loan…Vì vậy, hợp tác với Kinh Đô là “một mũi tên, trúng hai con chim” – cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

– Vai trò của ông sau khi có sự tham gia của Kinh Đô. Tỷ lệ tham gia, cũng như giá trị đầu tư của Kinh Đô vào PhinDeli như thế nào?

– Sau khi Kinh Đô tham gia vào PhinDeli, tôi sẽ giữ chức vụ Tổng Giám đốc (CEO), còn đại diện Kinh Đô giữ vai trò chủ tịch hội đồng quản trị. Khác với những thương vụ đầu tư chi phối khác, phía Kinh Đô vẫn mong muốn chúng tôi tiếp tục phát huy tinh thần “không gì không thể” vốn đã làm nên một thành công bước đầu rất khích lệ của PhinDeli.

Họ mong một cú tung hàng mới ngoạn mục như lúc chúng tôi đổi tên thị trấn Buford thành thị trấn PhinDeli. Còn về giá trị đầu tư cũng như tỉ lệ phần trăm tham gia của Kinh Đô tôi rất tiếc là không được tiết lộ vì đây là một phần của cam kết bảo mật của cả hai bên.

– Có ý kiến cho rằng bán PhinDeli nghĩa là ông bán một phần thị trấn Buford ở Mỹ. Vậy thời gian tới sản phẩm của PhinDeli sẽ phát triển theo hướng nào?

– Thực ra không phải như vậy. Thị trấn PhinDeli (Buford) vẫn thuộc tài sản cá nhân nên không nằm trong tài sản của Công ty CP PhinDeli và tôi vẫn tiếp tục là Thị trưởng PhinDeli, điều hành các hoạt động ở thị trấn này.

Bên Kinh Đô nhận thấy rằng cách tốt nhất để PhinDeli nhanh chóng đi đến thành công là nó tiếp tục phát huy tinh thần “Không gì không thể”. Đó là tiếp tục đưa ra những ý tưởng táo bạo vốn chỉ có ở những người dám nghĩ dám làm. Do đó, trong thời gian sắp tới, nhóm chuyên trách tiếp thị của PhinDeli sẽ tiếp tục những kế hoạch phát triển sản phẩm mới, quảng cáo tiếp thị. Còn Kinh Đô sẽ tập trung vào những vấn đề quan trọng khác như phân phối, xây dựng hệ thống, quản lý chi phí…

 

Nhãn: , ,

Kỳ vọng vào “nhà phân phối” Kinh Đô, Phin Deli có chọn nhầm “chồng”?

Cuộc “hôn phối” trước đó của Kinh Đô với Ezaki Glico cùng giấc mộng doanh số 1.000 tỷ đồng đang đi đến hồi kết với doanh số thực tế chỉ 40 – 50 tỷ đồng. Tại sao chúng tôi nhắc lại cuộc “hôn phối” này? Vì “tình mới” của Kinh Đô – Phin Deli – cũng đang trông đợi vào hệ thống phân phối rộng nhất nước của Kinh Đô – điều mà 2 năm về trước Ezaki cũng mong ngóng.

Mới đây, thị trưởng Việt đầu tiên tại Mỹ – ông Phạm Đình Nguyên, cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) CTCP Phin Deli, đã trả lời báo giới về kế hoạch hợp tác với CTCP Kinh Đô (Mã: KDC).

“Trong cùng một lúc chúng tôi không thể vừa nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vừa đưa ra những ý tưởng tiếp thị táo bạo và vừa phải lao tâm tổn trí cho việc phân phối sản phẩm. Vì thế, chúng tôi quyết định hợp tác với một công ty đã có sẵn hệ thống phân phối rộng khắp. Kinh Đô là đối tác mà chúng tôi lựa chọn để hợp tác với hy vọng cả hai cùng vươn ra biển lớn”, ông Nguyên cho biết.

Cuộc hôn nhân rủi ro?

Không thể phủ nhận Kinh Đô hiện dẫn đầu ngành sản xuất bánh kẹo trong nước (doanh thu nội địa khoảng 4.500 tỷ so với quy mô thị trường khoảng hơn 26.100 tỷ, theo BMI), cộng với lợi thế rất lớn ở mạng lưới phân phối rộng.

Tuy nhiên, với các cuộc “hôn phối” của Kinh Đô, ông Phạm Lê Duy Nhân – Chuyên viên phân tích của CTCP Chứng khoán FPT (FPTS) đánh giá: “Chúng tôi nhận thấy, doanh nghiệp thực sự vẫn chưa bước vào một giai đoạn tăng trưởng ổn định, hoặc chưa đủ ổn định để tăng trưởng đều đặn trong dài hạn. Một sự hợp tác với đối tác chiến lược hoàn toàn mới vẫn còn nhiều rủi ro, khi trước đó KDC đã thất bại với Ezaki Glico”.

Cuộc hôn nhân giữa Kinh Đô và Ezaki Glico là thương vụ cả 2 bên cùng ôm mộng lớn với doanh số 1.000 tỷ đồng tại thị trường Việt Nam sau 4 năm, dù trong thương vụ này, Kinh Đô mới chỉ phân phối sản phẩm Pocky của Ezaki Glico.

Nhưng trong năm 2013, sản phẩm Pocky chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu của Kinh Đô (40 – 50 tỷ đồng). Tuy được giới thiệu ra thị trường vào tháng 09/2012 nhưng đến tháng 02/2013, Pocky mới có quảng cáo đầu tiên và đến tháng 03/2013 mới được phân phối trên tất cả cửa hàng của Kinh Đô.

“Chúng tôi cho rằng việc hợp tác chiến lược với Ezaki đã không đem lại hiệu quả kinh doanh như mong muốn cho cả 2 bên sau hơn 2 năm khi đối tác từ phía Nhật Bản này muốn tận dụng mạng lưới bán lẻ rộng lớn của KDC nhằm tiếp cận thị trường và bán sản phẩm của mình một cách nhanh nhất, nhưng những sản phẩm ngoại nhập cao cấp của Ezaki rất khó để gắn liền với Kinh Đô, vốn được biết đến như một thương hiệu bình dân”, FPTS đánh giá .

Chia tay tình cũ, Kinh Đô mất gì?

Với sản phẩm Pocky, Ezaki chịu hết các chi phí liên quan đến marketing, KDC chịu chi phí bán hàng và hưởng lợi nhuận gộp vào khoảng 25%.

Với việc là một trong 5 công ty có hệ thống phân phối rộng nhất nước, cộng thêm việc quản lý bằng hệ thống tiên tiến, thêm được thương hiệu sản phẩm vào trong hệ thống sẽ cắt giảm thêm chi phí phân phối cho từng ngành hàng.

Vậy nên, dù với tình cũ Ezaki hay các đối tác mới, về cơ bản, Kinh Đô không mất chi phí khi tận dụng được hệ thống phân phối sẵn có và phân bổ định mức các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp về cho các công ty con.

Với việc hợp tác với một đối tác khác, KDC đang kỳ vọng vào một sự khác biệt so với những gì mà Ezaki Glico đem lại. Các đối tác khác, theo công bố của Kinh Đô tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) hồi cuối tháng trước gồm  Công ty Dầu ăn Vocarimex (với sản phẩm dầu ăn), Công ty TNHH Sài Gòn Vewong (mỳ gói) và CTCP Phin Deli (café).

FPTS nhận định: “Những sản phẩm do công ty sản xuất đa phần vẫn không phải là mặt hàng thiết yếu và có nhiều sản phẩm thay thế, nên khi sức mua suy giảm ngay lập tức bị ảnh hưởng và mức độ mạnh hơn so với những mặt hàng tiêu dùng hằng ngày”.

“Sự chững lại của nền kinh tế đã khiến dư địa tăng trưởng không còn nhiều như trong quá trình 20 năm phát triển trước đây. KDC đã nhận ra vấn đề này và đã nhắm đến việc phát triển các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng thiết yếu từ lâu, nhưng vẫn phải trì hoãn khi diễn biến thị trường không thuận lợi”.

Về hoạt động M&A (Mua bán – sáp nhập) của công ty, chuyên viên Phạm Lê Duy Nhân của Chứng khoán FPT cũng nhìn nhận không lạc quan: Chiến lược M&A để tăng trưởng của doanh nghiệp vẫn chưa cho thấy sự đột phá ngoài những thương vụ mang tính chất tái cơ cấu và những thất bại với Nutifood và TRI.

 

 

Nhãn: , , ,

Kinh Đô sẽ ẵm trọn PhinDeli ?

ới vai trò là cổ đông chiến lược nắm cổ phần chi phối, khả năng Kinh Đô “ẵm trọn” PhinDeli là rất lớn.

Màn “song kiếm hợp bích” ăn ý


Sau gần 1 năm tung thương hiệu cà phê PhinDeli trên cả hai thị trường Việt Nam và Hoa Kỳ, nhà sáng lập Phạm Đình Nguyên đã chọn Kinh đô làm đối tác chiến lược, với tỷ lệ cổ phần chi phối, nhưng không được tiết lộ cụ thể. Chỉ biết rằng, về với Kinh Đô, ông Nguyên sẽ giữ vai trò Tổng giám đốc (CEO), còn đại diện Kinh Đô giữ vai trò Chủ tịch HĐQT.

Ý định chọn CTCP Kinh Đô làm cổ đông chiến lược chỉ đến sau khi Công ty PhinDeli có mặt trên thị trường. Đó là lúc, ông Nguyên cùng các cộng sự lên kế hoạch tung dòng sản phẩm cà phê hòa tan, sau khi ổn định với dòng cà phê rang xay.

Riêng với dòng cà phê rang xay, hiện PhinDeli vẫn vận hành êm thấm, vì hệ thống phân phối chỉ xuất hiện ở chuỗi các siêu thị và một số cửa hàng trọng điểm tại những thành phố lớn, chủ yếu ở TPHCM.

Thế nhưng, đối với cà phê hòa tan, lại là câu chuyện khác. Nó cần một hệ thống rộng khắp cả nước, với tốc độ nhanh chóng. Và ông Nguyên cảm thấy PhinDeli sẽ khó có thể phát triển nhanh. Hơn nữa, nếu có làm được, cũng ngốn không ít vốn, mà không hiệu quả và tốn nhiều thời gian.

Ông Nguyên đã tìm đến với Kinh Đô, một công ty hàng tiêu dùng không xa lạ với ông và có hai anh em ông Trần Lệ Nguyên (Phó chủ tịch HĐQT) và ông Trần Kim Thành (Chủ tịch HĐQT) là những bậc đàn anh luôn gắn bó mật thiết, cho ông những “chiêu” đầu tư táo bạo, nhưng sinh lời.

“Muốn có hệ thống phân phối nhanh, rộng và hiệu quả nhất không một công ty hàng tiêu dùng nào có thể giúp chúng tôi đi nhanh hơn là hợp tác với Kinh Đô. Hơn nữa, bánh kẹo đi chung với cà phê sẽ rất hợp”, ông Nguyên bày tỏ.

Còn đối với Kinh đô, việc kéo PhinDeli về phía mình có nghĩa là Kinh đô phải phát triển ngay từ đầu thương hiệu này. Vậy đâu là điểm Kinh đô sẽ tận dụng được từ PhinDeli và ngược lại?

Trước hết, bản thân Kinh Đô đã xác định, cà phê cùng với mỳ gói và dầu ăn là 3 ngành hàng chiến lược mũi nhọn mà họ muốn tham gia.

Tổng giám đốc Kinh Đô, ông Trần Lệ Nguyên cũng không giấu giếm khả năng sẽ gặp khó khăn khi phải xây dựng một thương hiệu ngay từ đầu. Bản thân Kinh Đô cũng mất hơn một thập kỷ mới có thể xây dựng được thương hiệu như hiện nay.

Trong khi đó, PhinDeli dù mới khai sinh chưa đầy 1 năm, nhưng nhờ cách nghĩ “không gì không thể”, cũng đủ khiến các tên tuổi lớn không thể làm ngơ.

“Khi tôi gặp và trao đổi với anh Trần Lệ Nguyên về kế hoạch hợp tác, anh ấy rất hào hứng. Một bên thì có thương hiệu mạnh và một bên thì có hệ thống phân phối rộng – giống như song kiếm hợp bích vậy. Còn tôi sẽ nhanh chóng có được hệ thống phân phối có sẵn. Nghĩa là, tất cả các sản phẩm của PhinDeli sắp tới sẽ do Kinh Đô phân phối, vừa hiệu quả về chi phí, vừa được phủ khắp hang cùng ngõ hẻm”, ông Phạm Đình Nguyên hồ hởi.

Thị trường cà phê hòa tan Việt Nam đang là sân chơi của các tên tuổi lớn như Trung Nguyên, Nestlé, Masan với sức đọ nhau trên từng centimet. Và khi Kinh đô tuyên bố sẽ dấn thân vào cuộc chơi này khiến nhiều người không tin về độ khả thi.

Song là người từng gắn bó với Kinh Đô một thời gian, ông Phạm Đình Nguyên vẫn quyết tâm tìm đến Kinh Đô để “trao thân gửi phận”, vì cơ hội cho cả hai là rất lớn.

Ông thừa nhận, thị trường cà phê nói chung, cà phê hòa tan nói riêng cạnh tranh rất khốc liệt giữa các thương hiệu mạnh, nên nếu bản thân Kinh Đô phát triển riêng một thương hiệu cà phê ngay từ đầu sẽ mất nhiều thời gian, công sức. Còn nếu PhinDeli tự xây cho mình một hệ thống phân phối cũng sẽ rất vất vả.

“Tôi nghĩ, muốn đi nhanh, ta có thể đi một mình. Nhưng muốn đi xa, ta phải đi cùng với bạn”, ông Nguyên chia sẻ.

Hiện PhinDeli chỉ có nhóm sản phẩm cà phê rang xay cao cấp được Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ chứng nhận và được bán tại thị trường Hoa Kỳ. Sắp tới, Công ty sẽ tung ra nhóm sản phẩm cà phê hòa tan cho cả thị trường Việt Nam và Hoa Kỳ.

Kinh Đô sẽ ẵm trọn PhinDeli?

Ông Phạm Đình Nguyên thành lập Công ty PhinDeli vào tháng 4/2013, sau sự kiện gây “rúng động” giới truyền thông trong và ngoài nước với thương vụ mua lại thị trấn Buford thuộc Bang Wyoming (Hoa Kỳ) năm 2012 và đổi tên thành “Thị trấn PhinDeli”.

PhinDeli có vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Trong đó, ông Nguyên góp 58%, ông Đỗ Quốc Tuấn (hiện là CEO) góp 14%, còn lại là của một đối tác, đại diện cho một quỹ đầu tư mà ông Nguyên không chia sẻ cụ thể.

Gần 1 năm qua, ông Nguyên đã đổ vào “Thị trấn PhinDeli” khoảng 500.000 USD để biến nơi đây thành tuyên ngôn cà phê trên đất Hoa Kỳ, giúp ông thực hiện tham vọng mở cánh cửa thị trường tiêu thụ cà phê rang xay ở Việt Nam có quy mô ước tính đạt hơn 500 triệu USD vào năm 2015 (theo Hãng nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel Comperemedia).

Tại sao PhinDeli lại chọn cà phê rang xay để phát triển trước, thay vì bắt đầu bằng cà phê hòa tan? Vì theo tìm hiểu của ông Nguyên, ngoại trừ công ty đa quốc gia, lịch sử phát triển của các thương hiệu cà phê hòa tan tại Việt Nam như Trung Nguyên, Vinacafe đều có hậu thuẫn từ cà phê rang xay.

Tạm gác lại chuyện vị thế của thương hiệu cà phê này sẽ như thế nào, vì mọi chiến lược vẫn nằm trong vòng bí mật và đó là câu chuyện của tương lai. Tuy nhiên, việc ông Nguyên có trụ được trên thị trường và phát triển cùng với PhinDeli đến giai đoạn đỉnh cao hay không lại được nhiều người quan tâm. Bởi với vai trò là cổ đông chiến lược nắm cổ phần chi phối, khả năng ông Nguyên để Kinh Đô “ẵm trọn” thương hiệu này là rất lớn.

Lúc này, giới kinh doanh lại đặt câu hỏi, liệu ông Nguyên có áp dụng chiêu thức sáng lập, xây dựng thương hiệu rồi bán giống như Lý Quý Trung, CEO Phở 24; Đỗ Anh Tú, CEO Diana; Phan Quốc Công, CEO ICP… đã làm rất thành công?

“Hiện nay, trong đầu tôi, chỉ có một mục tiêu duy nhất là xây dựng thương hiệu PhinDeli, làm rạng danh cà phê Việt. Có thêm bạn đường tâm đắc Kinh Đô, tôi càng tự tin hơn trong quyết định của mình”, ông Nguyên trả lời.

Song là một nhà kinh doanh, nhà đầu tư, thì không gì là không thể, mà lịch sử tên tuổi ông nổi như cồn nhờ vào thương vụ mua bán. Trong đó, ông Trần Lệ Nguyên lại là người tán thành ý định của ông khi muốn tham gia cuộc đấu giá mua thị trấn Buford.

Ngoài ra, ông Phạm Đình Nguyên từng làm Phó giám đốc CTCP Hàng gia dụng quốc tế (ICP) của ông Phan Quốc Công. Ông Phạm Đình Nguyên từng chia sẻ, khi làm ở ICP, ông mới biết được mục tiêu là tiêu chí làm việc đầu tiên, sau đó mới đến với phương cách thực hiện, điều mà ông từng tích lũy được khi làm ở các công ty đa quốc gia.

Trước đó, năm 2009, ông Nguyên cùng một đối tác ở phía Bắc thành lập CTCP Phân phối dịch vụ tổng hợp (IDS) nay có vốn điều lệ 20 tỷ đồng. IDS hiện phân phối sản phẩm cho ICP, Công ty TNHH Một thành viên Kỹ nghệ súc sản (Vissan). IDS cũng giúp ích nhiều cho PhinDeli ở khâu phân phối khi thâm nhập thị trường.

Thế nhưng, đối với cà phê, ông Nguyên cần một hệ thống phân phối hiệu quả ngay tức thời để bảo đảm cho thương hiệu thành công. Đặc biệt, sau khi có sự “nhúng tay” – một dạng thức M&A – của Kinh Đô, ông Nguyên kỳ vọng, PhinDeli sẽ có cơ hội thâm nhập sâu hơn thị trường Hoa Kỳ, Nhật bản và Đài Loan.

 

Nhãn: , ,

‘Phin cà phê’ mới của Kinh Đô mang tên PhinDeli

PhinDeli là thương hiệu cà phê của tỷ phú gốc Việt mua thị trấn Buford (Mỹ).
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2014 của Kinh Đô diễn ra vào ngày 30/6/2014, cổ đông của công ty đã thông qua kế hoạch hợp tác với Saigon Vewong và đầu tư vào Vocarimex và Công ty PhinDeli.
Ông Phạm Đình Nguyên, ông chủ của PhinDeli, nổi tiếng sau sự kiện trở thành người Việt đầu tiên mua lại quyền sở hữu thị trấn Buford với giá 900.000 USD.

Sau khi mua thị trấn, ông lập công ty PhinDeli, kinh doanh cà phê mang thương hiệu PhinDeli.
Theo website của PhinDeli, công ty hiện đặt trụ sở tại TPHCM, quán cà phê và văn phòng tại Mỹ đều đặt ở thị trấn Buford. Thị trấn Buford hiện đã được ông Nguyên đổi tên thành thị trấn PhinDeli.
Theo lý giải của ông Phạm Đình Nguyên,

PhinDeli có thể hiểu nôm na là “cà phê thơm ngon”.

Theo website của PhinDeli, các sản phẩm đều là cà phê Việt Nam, được rang xay, dùng để pha phin/pha máy.
PhinDeli và câu chuyện doanh nhân Việt đi tìm “giấc mơ Mỹ”

Tại đại hội, ông Trần Quốc Việt, Phó tổng giám đốc Kinh Đô cho biết, trong ngành hàng cà phê, Kinh Đô sẽ mua cổ phần của công ty PhinDeli.
Ước tính quy mô thị trường cà phê trong nước chỉ riêng cà phê hòa tan đã đạt hơn 4.750 tỉ đồng/năm với tốc độ tăng trưởng 15-20%/ năm. Với một thị trường rộng lớn và cạnh tranh khốc liệt này, Kinh Đô sẽ mua cổ phần của Công ty PhinDeli – doanh nghiệp nổi tiếng sau khi ông chủ mua quyền sở hữu thị trấn Buford ở Mỹ.
Lãnh đạo Kinh Đô cũng chưa tiết lộ về thời điểm ra mắt sản phẩm cà phê của mình, cũng như giá mua và tỷ lệ sở hữu ở PhinDeli (theo cam kết bảo mật), nhưng cho biết “đại gia bánh kẹo” giữ quyền chi phối ở PhinDeli.
Mấy năm gần đây, một “đại gia mì gói và nước chấm” khác là Masan cũng lấn sân mảng đồ uống bằng việc mua nước khoáng Vĩnh Hảo, Vinacafé và Bia Phú Yên.


Năm nay, đến lượt Kinh Đô thâm nhập ngành thực phẩm và đồ uống, gồm 3 mặt hàng: mì gói (hợp tác toàn diện với Saigon Vewong), dầu ăn (mua 24% cổ phần Vocarimex) và cà phê (đầu tư vào PhinDeli).
Với 3 ngành hàng mới này, cùng với bánh kẹo – kem sữa, Kinh Đô đang hiện thực hóa “thực đơn tăng trưởng” theo hướng phủ kín chuỗi thời gian tiêu dùng của mình.

Các sản phẩm Kinh Đô trong “chuỗi thời gian tiêu dùng” hiện tại.

Các sản phẩm Kinh Đô trong “chuỗi thời gian tiêu dùng” tương lai.

Chia sẻ thêm về hoạt động, chủ tịch HĐQT ông Trần Kim Thành cho biết, không phải chờ đến khi ngành bánh kẹo tăng trưởng chậm lại Kinh Đô mới tính đến tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành hàng tiêu dùng nhanh, Kinh Đô đã có sự chuẩn bị tốt.
Hiện Kinh Đô đang thực hiện tái cấu trúc ngành bánh kẹo, và xác định vẫn đây là mảng kinh doanh chủ lực, đang tiếp tục mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với 3 ngành hàng mới, Kinh Đô hướng đến việc tích hợp thế mạnh của Kinh Đô và đối tác để tiếp tục phát triển công ty.

 

Nhãn: , ,